Hỏi đáp về sức khỏe

Câu hỏi 20/12/2021 10:16
skv
Được trả lời bởi
Quản trị viên 01

1. Nguyên nhân và những ảnh hưởng của trẻ biếng ăn1.1. Nguyên nhân gây nên chứng biếng ăn ở trẻMột vài những nguyên nhân phổ biến sau đây gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ như:Do sợ bị ép ăn: con không chịu ăn, bố mẹ luôn sợ con đói, sợ người khác chê con gầy nên vô tình lại cố ép con ăn đủ khẩu phần dù trẻ không muốn. Người lớn dỗ dành, nịnh nọt rồi cáu gắt vì trẻ không chịu ăn khiến trẻ sợ hãi, vừa ăn vừa khóc, tìm cách trốn tránh bữa ănThực đơn không phong phú, ít khi thay đổi, không hợp khẩu vị của trẻSai lầm trong cách chế biến: hầm nhiều rau củ rồi xay nhuyễn cho trẻ ăn ngày này qua ngày khác. Chỉ cho trẻ ăn phần nước lọc của thịt hay rau mà bỏ qua phần xác hoặc ăn trực tiếp dẫn đến tình trạng thiếu chất dinh dưỡng. Cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn, pha sữa công thức sai hướng dẫn quá đặc hoặc quá nhạt.Trẻ đang bị các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh đường hô hấp, cơ thể yếu, mệt mỏi khiến trẻ không muốn ăn.Trẻ biếng ăn sinh lý theo từng giai đoạn khi trẻ chú trọng vào việc học các kỹ năng lẫy, ngồi, bò, đứng, đi... Những giai đoạn này trôi qua, bé sẽ ăn uống bình thường trở lại. Nhưng nếu bé biếng ăn trong nhiều tuần liên tiếp, các mẹ cần có biện pháp khắc phục.Trẻ biếng ăn do đang dùng thuốc: các loại thuốc đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh gây tác dụng phụ làm loạn khuẩn đường ruột, khiến thay đổi quá trình lên men thức ăn, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ.Do ngay từ khi sinh ra trẻ đã biếng ăn, chỉ muốn ngủ, thích chơi mà không đòi ăn. Hiện tượng này gọi là biếng ăn bẩm sinh.Do người lớn cho trẻ ăn vặt: không chỉ có cha mẹ, mà cả người thân của trẻ chiều theo ý trẻ mà cho trẻ ăn vặt quá nhiều những loại thức ăn nhanh hay bim bim, bánh kẹo, khoai tây chiên, xúc xích... Bản thân những loại thực phẩm này chứa nhiều chất phụ gia, dầu mỡ khiến trẻ no không thể ăn thêm được. Sử dụng lâu dài những loại thức ăn nhanh này sẽ ảnh hưởng đến đường ruột của trẻ, tăng nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa.Tình trạng biếng ăn ở trẻ nếu kéo dài và thường xuyên diễn ra có thể khiến trẻ phải đối mặt với một số vấn đề như:Suy dinh dưỡngLoạn nhịp tim: Quá nhanh hoặc quá chậmTụt huyết ápSố lượng hồng cầu trong cơ thể thấp (chiếm 1/3 trong số trẻ biếng ăn)Nhu động ruột bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi trẻ ăn uống không đúng cáchTrẻ biếng ăn có thể do uống quá nhiều chất lỏng hoặc quá ít, cả hai tình trạng này đều cực kỳ có hại và dẫn đến bất thường điện giải hoặc sỏi thận tương ứng.Mật độ xương giảm khi trẻ biếng ăn lâu dài và trẻ có nguy cơ bị gãy xương cao hơn so với các bạn cùng lứa tuổi.Trẻ biếng ăn lâu ngày có thể bị suy dinh dưỡng, mật độ xương giảm2. Vai trò vitamin B với trẻ em biếng ănVitamin B là một nhóm các vitamin tan trong nước được coi là “thiết yếu”, có nghĩa là chúng ta phải lấy từ chế độ ăn uống của mình vì cơ thể chúng ta không thể tự tạo ra các loại vitamin này. Các vitamin B cùng nhau tạo nên “phức hợp vitamin B” bao gồm:Vitamin B1 (thiamine)Vitamin B2 (riboflavin)Vitamin B3 (niacin)Vitamin B5 (axit pantothenic)Vitamin B6Vitamin B7 (biotin)Vitamin B12Folate (Vitamin B9 hoặc axit folic nếu ở dạng tổng hợp)Tóm loại vitamin B có vai trò và tính chất hóa học tương tự nhau, mặc dù mỗi loại có những chức năng riêng biệt. Cơ thể trẻ sử dụng vitamin B suốt cả ngày vì vậy chúng ta phải bổ sung nguồn cung cấp thường xuyên bằng các loại thực phẩm chức năng hay vitamin tổng hợp, hay chỉ đơn giản là ăn các loại thực phẩm giàu vitamin B.3. Vai trò của từng loại vitamin B với trẻ biếng ănVitamin B1 (thiamine)Giúp nuôi dưỡng các dây thần kinh và giúp trẻ em có được khối cơ khỏe mạnh.Phân hủy carbohydrate thành năng lượng.Vitamin B2 (riboflavin)Thúc đẩy sản xuất các tế bào hồng cầu trong cơ thể của trẻGiúp ích cho quá trình tiêu hóa và sản xuất năng lượng cho cơ thể trẻKích hoạt quá trình tạo vitamin B6 và tạo ra vitamin B3.Vitamin B3 (niacinamide hoặc niacin)Tham gia vào quá trình chuyển hóa chất béo và carbohydrate thành năng lượng.Góp phần duy trì hoạt động bình thường của hệ thần kinh và hệ tiêu hóa ở trẻ em.Giúp trẻ có được làn da khỏe mạnhVitamin B5 (axit pantothenic)Trẻ em cần nó để chuyển hóa chất béo và carbohydrate.Giúp sản xuất các tế bào hồng cầu và kích thích tố tuyến thượng thận ở trẻ em.Vitamin B6 (pyridoxine)Đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển trí não ở trẻ em.Giải phóng các chất hóa học trong não như serotonin, có tác dụng điều chỉnh tâm trạng và norepinephrine, giúp đối phó với căng thẳng.Hỗ trợ việc duy trì hoạt động bình thường của hệ thần kinh và giữ cho hệ thống miễn dịch của trẻ khỏe mạnh.Vitamin B7 (biotin)Đóng vai trò là chất xúc tác cho quá trình chuyển hóa cholesterol, một số axit amin và axit béo ở trẻ em.Kích thích da, tóc và móng khỏe mạnh ở trẻ em.Vitamin B9 (axit folic)Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các tế bào hồng cầu ở trẻ em.Thúc đẩy sự phát triển tế bào khỏe mạnh và sản xuất DNA.Vitamin B12 (cyanocobalamin)Góp phần tích cực vào việc tạo ra các tế bào hồng cầu ở trẻ em.Hỗ trợ sự duy trì khỏe mạnh của hệ thần kinh và não bộ của trẻ.Bổ sung vitamin nhóm B giúp trẻ cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả biếng ăn3. Cách bổ sung vitamin B cho trẻ biếng ănTrẻ em biếng ăn ở mọi lứa tuổi cần nhận được các nhu cầu thiết yếu hàng ngày được khuyến nghị thông qua một chế độ ăn uống cân bằng và bổ dưỡng.3.1. Liều khuyến nghịDành cho trẻ dưới 4 tuổiAxit folic: 100/200 mcg mỗi ngàyThiamine: 0,5 / 0,7 mg mỗi ngàyNiacin: 8/9 mg mỗi ngàyRiboflavin: 0,6 / 0,8 mg mỗi ngàyAxit pantothenic: 3/5 mg mỗi ngàyBiotin: 50/150 mcg mỗi ngàyPyridoxine: 0,1 / 0,5 mg mỗi ngàyVitamin B12: 2/3 mcg mỗi ngàyDành cho trẻ trên 4 tuổiAxit pantothenic: 10 mg mỗi ngàyThiamine: 1,5 mg mỗi ngàyNiacin: 20 mg mỗi ngàyRiboflavin: 1,7 mg mỗi ngàyPyridoxine: 2 mg mỗi ngàyAxit folic: 400 mcg mỗi ngàyBiotin: 300 mcg mỗi ngàyVitamin B12: 6 mcg mỗi ngày3.2. Bổ sung vitamin B qua chế độ ăn uống cho trẻ biếng ănCách dễ dàng nhất để bổ sung vitamin B cho bé và cho bé biếng ăn là thông qua chế độ ăn uống. Dưới đây là 12 loại thực phẩm có chứa vitamin B hàng đầu:Nội tạng gan hoặc thậnThịt của động vật ăn cỏ như bò, cừuCá đánh bắt tự nhiên, như cá hồi, cá thu, cá bơn, cá mòi, v.v.Trứng gà hay vịt nuôi thả rôngGà đồng và gà tâySữa tươiCác sản phẩm từ sữa, như sữa chua, pho mát và kefirLá rau xanhCác loại hạt, như hạt hướng dương, hạt macadamia, v.v.Rau biển, như tảo xoắnĐậu, các loại đậu và đậu Hà LanMen dinh dưỡngNhiều loại thực phẩm toàn phần là nguồn cung cấp vitamin B tuyệt vời - chẳng hạn như rau, thịt, trứng, cá, đậu và các sản phẩm 100% từ ngũ cốc nguyên hạt. Thay vì tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến sẵn có nhiều vitamin B, chẳng hạn như bánh mì và ngũ cốc ăn sáng, tốt hơn là bạn nên bổ sung các loại vitamin B cần thiết từ thực phẩm. Ngày nay, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ yêu cầu một số vitamin B nhất định phải được thêm vào hầu hết các loại bánh mì, bột mì, bột ngô, mì ống, gạo và các sản phẩm ngũ cốc khác, tuy nhiên, ăn thực phẩm tăng cường là không cần thiết (hoặc một số trường hợp thậm chí còn có lợi) nếu bạn cho trẻ ăn một chế độ ăn uống cân bằng.Trong trường hợp, liều lượng khuyến cáo của vitamin B không được đáp ứng thông qua chế độ ăn uống hàng ngày trẻ cần được bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ chất bổ sung vitamin nào để biết liều lượng thích hợp. Tốt nhất nên bổ sung vitamin cho trẻ em dưới dạng giọt thay vì viên nén để hấp thu tốt hơn.

Câu hỏi 20/12/2021 09:16
skv
Được trả lời bởi
Quản trị viên 01

1. Huyết ápHuyết áp cao là bệnh rất nguy hiểm và thường gặp ở người lớn tuổi. Các triệu chứng thường không biểu hiện hoặc xuất hiện muộn do đó thường được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”. Huyết áp cao làm tăng nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim hay các bệnh lý tim mạch khác.Huyết áp cao là bệnh lý phổ biến ở những người lớn tuổi. Trung bình, cứ 3 người lớn thì có một người có huyết áp cao. 64% nam giới và 69% nữ giới trong độ tuổi từ 65 đến 74 bị cao huyết áp.Việc kiểm tra huyết áp cần được thực hiện tối thiểu một lần một năm, đặc biệt với người khám sức khỏe tuổi 60. Tuy nhiên, có thể cần kiểm tra thường xuyên hơn đối với những người có bệnh lý về tim mạch, huyết áp hoặc có các yếu tố nguy cơ khác. Cùng với đó, cần chú ý tới việc chăm sóc sức khỏe tuổi 60 để giảm nguy cơ tăng huyết áp.2. Tầm soát ung thư đại trực tràngTầm soát ung thư đại trực tràng là một nội dung của khám sức khỏe tuổi 60. Có thể thực hiện kiểm tra này từ 50 - 75 tuổi. Đối với những người có nguy cơ cao thì cần tiến hành kiểm tra sớm hơn. Các kiểm tra cần thực hiện gồm:Xét nghiệm máu trong phân: 1 năm 1 lần.Soi đường âm đạo kết hợp với xét nghiệm tìm máu trong phân.Nội soi đại tràng.3. Tầm soát ung thư tuyến tiền liệtUng thư tuyến tiền liệt có thể được phát hiện bằng cách khám trực tràng kỹ thuật số hoặc đo nồng độ kháng nguyên đặc hiệu cho tuyến tiền liệt (PSA) trong máu nam giới. Ung thư tuyến tiền liệt cần thực hiện sớm ở tuổi 50 với những người có nguy cơ cao. Hoặc có thể kiểm tra sớm hơn ở người gia đình có tiền sử bị ung thư tuyến tiền liệt.4. Khám vúBệnh về tuyến vú là một trong những bệnh thường gặp ở phụ nữ, ở cả người trẻ và người già. Do đó, cần thực hiện kiểm tra này khi thực hiện khám sức khỏe tuổi 60. Để phát hiện bệnh cần thực hiện chụp X-quang tuyến vú.X-quang tuyến vú nên được thực hiện 1 hoặc 2 năm một lần và bắt đầu từ tuổi 40 hoặc 50. Tuy nhiên, cũng có thể tiến hành các kiểm tra tuyến vú khác và ở người trẻ tuổi có nguy cơ hay có triệu chứng của bệnh.5. Khám phụ khoa, phết tế bào cổ tử cung và xét nghiệm HPVỞ phụ nữ lớn tuổi, do hoạt độ của các enzym đã giảm đi đáng kể do đó nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa là không cao. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp phụ nữ lớn tuổi bị ung thư cổ tử cung hoặc ung thư âm đạo. Do đó, các xét nghiệm phụ khoa là cần thiết với phụ nữ trên 60 tuổi.Có thể làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung 3 năm một lần, xét nghiệm HPV 5 năm một lần, hoặc cả hai, cho đến 65 tuổi khi khám sức khỏe tuổi 60.

Câu hỏi 18/02/2020 01:46
skv
Được trả lời bởi
Quản trị viên 01

Khi bạn bơi hay tắm rửa, nước dễ tràn vào bên trong lỗ tai. Thông thường, nước sẽ thoát ra một cách tự nhiên, còn không, nước ứ lại có thể gây nhiễm trùng. Vậy cách nào lấy ra?Xử lý nước đọng trong taiCảm giác khó chịu kéo dài từ tai tới hàm hoặc cổ họng là triệu chứng điển hình của việc nước mắc kẹt trong tai, kèm theo đó là vấn đề về thính giác và âm thanh nghe như bị nghẹt.Lúc ấy, mọi người cần tránh đưa vật lạ như bút, ngón tay, tăm bông, hay cây ngoáy tai vào trong ống tai, vì dễ gây tổn hại lớp niêm mạc và tăng nguy cơ nhiễm trùng tai. Thay vào đó, có một số cách an toàn để lấy nước ra khỏi tai sau:– Kéo hoặc giật dái tai trong khi nghiêng đầu xuống vai về phía có nước. Bạn cũng nên thử lắc đầu từ bên này sang bên kia.– Tạo áp lực chân không bằng cách nghiêng đầu sang một bên và giữ lòng bàn tay khum chặt trên tai. Bằng cách ép thẳng lòng bàn tay rồi khum lại nhanh chóng, lực chân không có thể kéo nước ra ngoài.– Áp vải ấm vào tai khoảng 30 giây, lặp lại bốn hoặc năm lần, mỗi lần cách nhau một phút. Nằm xuống hoặc nghiêng đầu về bên bị ảnh hưởng cũng giúp nước mau ráo. – Làm bay hơi phần nước trong tai bằng máy sấy. Bật máy sấy ở nhiệt độ thấp nhất và giữ cách đầu khoảng 30cm. Kéo dái tai xuống trong khi di chuyển máy sấy qua lại, luồng hơi nóng có thể làm bay hơi lượng nước mắc kẹt.– Pha dung dịch gồm một nửa cồn và một nửa giấm vào lọ, nhỏ tai vô trùng. Chất cồn giúp làm bay hơi nước, trong khi giấm ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Nhỏ 3 hoặc 4 giọt dung dịch vào tai. Sau 30 giây, bạn nên nghiêng đầu sang một bên để phần dung dịch còn thừa thoát ra ngoài.– Pha loãng dung dịch rửa hydrogen peroxide với nước. Mỗi lần sử dụng từ 3-4 giọt dung dịch. Sau 2-3 phút, nghiêng đầu về bên bị ảnh hưởng để chất lỏng thoát ra.Lưu ý: Không sử dụng các phương thức nhỏ dung dịch vào tai kể trên nếu bạn đang bị nhiễm trùng tai, thủng màng nhĩ, hoặc viêm ống tai.Theo Ngọc Hạ / Phụ Nữ TP.HCM Nguồn: ZingBÀI LIÊN QUANChứng ù tai và tất cả những điều bạn chưa hề biếtTrẻ nhỏ thiếu canxi, bổ sung thế nào?Sốc trước căn bệnh bí ẩn khiến cô gái trẻ chảy máu ở mắt, mũi, tai… mỗi ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({}); Tweet Chưa có bình luận. Từ khóa:

Câu hỏi 18/02/2020 01:46
skv
Được trả lời bởi
Quản trị viên 01

Trong cuộc sống, đôi khi chỉ cần một sơ suất nhỏ khi trượt ngã, dẫm vào đinh, sắt, bị súc vật cắn…có thể gây nhiễm trùng uốn ván. Nếu không điều trị sẽ dẫn đến tử vong. Tuy nhiên trường hợp trẻ không may bị gà mổ có cần tiêm uốn ván? Câu hỏi này được nhiều bậc phụ huynh quan tâm?Tìm hiểu về bệnh uốn vánUốn ván hay còn gọi là bệnh phong đòn gánh, một loại bệnh do 1 loại vi khuẩn có tên Clostridium tetani gây ra.Bệnh uốn ván do 1 loại vi khuẩn có tên Clostridium tetani gây raLoại vi khuẩn này có mặt khắp nơi trên thế giới và chủ yếu được tìm thấy trong đất. Vi khuẩn này tạo ra chất độc gây tổn thương thần kinh. Các cơ bắp được điều khiển bởi những dây thần kinh này sẽ bị cứng và tê liệt. Nếu không được điều trị nhanh chóng, bệnh có thể dẫn đến tử vong, khi cơ hô hấp ngưng hoạt động.Các loại uốn ván bao gồm toàn thân, cục bộ và sơ sinh (trẻ sơ sinh). Thời kỳ ủ bệnh khoảng 4-21 ngày, thường trong vòng 7-10 ngày. Người bệnh dễ bị tử vong do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và ngừng tim.Bệnh uốn ván không lây nhiễm và có vắc xin ngăn ngừa.Bị gà mổ có cần tiêm uốn ván?Cuối tháng 10, bé Nguyễn Đăng K., 20 tháng tuổi, nhà ở xã Bình Ninh, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang, bắt một con gà con lên chơi nên bị gà mẹ bay tới mổ rách trán chừng 2 phân, chảy máu. Sau đó mẹ bé K đã dùng băng dán rồi đưa con vào bệnh viện.Tiếp nhận bệnh nhân các bác sĩ đã cho rửa sạch vết thương bằng dung dịch sát trùng, khâu cầm máu và cho kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng. Mặc dù biết bệnh nhi đã được chích ngừa uốn ván đầy đủ nhưng các bác sĩ vẫn khuyên: vết thương do gà mổ có nguy cơ bị nhiễm vi trùng uốn ván nên tốt nhất cho bệnh nhi chích nhắc lại mũi tiêm ngừa uốn ván.Những trường hợp cần tiêm phòng uốn vánNhững vết thương có nguy cơ nhiễm vi trùng uốn ván là vết trầy xước hay bầm dập ngoài da, do dụng cụ lao động và những vật gỉ sét, bụi bẩn, ô nhiễm phân gia súc, gia cầm gây ra, nhiễm trùng, vết thương hở, vết thương bị băng kín lâu ngày thiếu ôxy hoặc vết thương gây ra bởi heo, gà, trâu, bò tấn công người…Các trường hợp bị trầy xước, bầm dập ngoài da do dụng cụ lao động, vật gỉ sét, bụi bẩn, ô nhiễm phân gia súc, gia cầm…cần tiêm ngừa uốn vánCác chuyên gia khuyến cáo khi người dân bị tổn thương bởi các lý do trên cần xử lý ngay vết thương bằng cách rửa sạch và lấy hết dị vật trong vết thương (như bùn, đất, cát, mảnh sành, đinh, gai…), rửa vết thương bằng xà phòng nhiều lần, sát khuẩn bằng dung dịch như cồn 70 độ, ôxy già… Sau đó đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được thăm khám và tiêm ngừa uốn ván.Theo Tuoitre.vnBÀI LIÊN QUANĂn tỏi với mật ong lúc bụng đói meo mỗi ngày: Điều tuyệt vời sẽ xảy raNhững điều quan trọng ai cũng cần biết khi ăn ngaoChất xơ – thuốc quý của nhiều bệnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({}); Tweet Chưa có bình luận. Từ khóa:

Câu hỏi 18/02/2020 01:46
skv
Được trả lời bởi
Quản trị viên 01

Câu hỏi: Có nên sung vitamin cho trẻ, vitamin rất tốt cho sức khỏe vậy uống nhiều có ảnh hưởng gì không?Vitamin rất tốt cho sức khỏe. Tôi xin hỏi bác sĩ con tôi bắt đầu sang lứa tuổi ăn dặm. Có cần thiết bổ sung vitamin cho bé không? Cháu rất còi tôi sợ cháu thiếu nhiều chất, tôi có thể cho cháu uống nhiều vitamin một chút được không ạ?Trả lời:Vitamin là một trong 6 loại dinh dưỡng lớn cần thiết cho cơ thể người, nó tham gia quá trình thay thế của protein, lipit, gluxit, là chất dinh dưỡng không thể thiếu được trong việc duy trì công năng bình thường của cơ thể người. Vitamin có thể chia làm vitamin hòa tan trong mỡ, dầu như vitamin A, D, E, K và vitamin có thể hòa tan trong nước như vitamin B1, B2, B6, C, B12, B11, PP v.v… Các loại vitamin đều có công năng đặc thù của mình.Thông thường, chỉ cần bé giữ được cân bằng ăn uống, không kén ăn, thì sẽ không xuất hiện chứng thiếu vitamin. Nhưng, những bé nhỏ đơn thuần nuôi bằng sữa mẹ hoặc sữa bò, mỗi ngày cần bổ sung 400 đơn vị vitamin D, vì hàm lượng vitamin D trong sữa rất ít. Những bé ăn gạo trắng tinh cần bổ sung vitamin B1 vì vitamin B1 ở lớp ngoài và mầm của hạt gạo, gia công càng trắng, tổn thất càng nhiều. Khi bé sốt cao hoặc suy dinh dưỡng, có thể là do cơ thể thiếu nhiều loại vitamin gây nên.Vitamin có phải uống nhiều là tốt?Nếu vitamin có tầm quan trọng như thế với sức khỏe con người nhưng liệu có phải uống nhiều là tốt không?Vitamin hòa tan trong mỡ có thể lưu trữ trong cơ thể người, khi hấp thu quá liều lượng sẽ ngộ độc. Trường hợp thường gặp là, sau khi uống quá lượng dầu gan cá dẫn đến ngộ độc vitamin A và D. Còn đối với loại vitamin hòa tan trong nước do không thể lưu trữ trong cơ thể, vì vậy rất ít xuất hiện hiện tượng trúng độc, nhưng uống nhiều rồi cũng ảnh hưởng đến sức khỏe. Ví dụ, hấp thu nhiều vitamin C có thể dẫn đến bệnh sỏi đường tiết niệu, hấp thu quá nhiều vitamin B1 sẽ làm giảm tác dụng của thuốc chống viêm.

Câu hỏi 18/02/2020 01:46
skv
Được trả lời bởi
Quản trị viên 01

Câu hỏi:Một lần cháu nhà tôi sốt đưa đi bác sĩ. Bác sĩ dặn chú ý cho cháu uống đủ nước. Bác sĩ cho tôi hỏi cho bé uống bao nhiêu là đủ và bé có thể uống nước ngọt được không vì bé không thích uống nước lọc ạ. Xin cảm ơnTrả lời:Nước là một trong 6 loại dinh dưỡng lớn cần thiết cho cơ thể người, nhu cầu của người về nước chỉ đứng sau nhu cầu về không khí. Nước có những vai trò vô cùng  quan trọng đối với việc trao đổi chất và tế bào cơ thểdưới đây:Nước là thành phần cấu thành của tế bào cơ thể người, trong máu và dịch limpha hàm lượng nước nhiều nhất.Nước tham gia trao đổi chất trong cơ thể người và đem sản vật trao đổi thải ra ngoài cơ thể theo nước tiểu.Nước có thể điều tiết lượng thể dịch, và giúp cho tản nhiệt.Sự trao đổi nước trong cơ thể rất nhanh, nước thải ra và hấp thu trong 1 ngày chiếm 1/2 tổng số nước ngoại dịch tế bào, mà người lớn chỉ chiếm 1/7, bởi vậy phải chú ý cho bé uống nước. Bạn chỉ cần cho bé ngày uống hai ba cốc nước đối với trẻ lớn là đủ vì ngoài việc uống nước bé còn được cung cấp nước từ việc ăn. Trẻ nhỏ hơn thì cốc bé hơn.Khi bé mất nước nhiều vì ỉa chảy nôn mửa, càng nên kịp thời bổ sung. Nếu không sẽ xuất hiện hiện tượng mất nước. Đôi với bé khỏe, bình thường uống nhiều nước một chút không có hại gì, nước dư thừa có thể thải ra qua thận. Nhưng những bé có bệnh tim và thận, nên căn cứ lượng nước thải ra để uống nước, nếu không, uống quá nhiều mà thải ra ít hơn sẽ dẫn đến phù toàn thân.Có cha mẹ sẽ hỏi, bé bình thường cũng không mấy uống nước, vì sao không có bệnh chứng (thoát) mất nước. Thực ra, các loại thức ăn của bé ăn đều có chứa một lượng nước nhất định. Những chất gluxit, lipít, protein hấp thu, trong quá trình trao đổi cũng có thể phóng thích nước ra.Cho bé uống nước vẫn là uống nước lọc tốt hơn những đồ uống cà phê, trà và nước ngọt không thích hợp với trẻ.Cho bé uống nước bao nhiêu là đủ?

Câu hỏi 18/02/2020 01:46
skv
Được trả lời bởi
Quản trị viên 01

Câu hỏi:Bác sĩ cho cháu hỏi tại sao phải cho trẻ ăn nhiều rau ạ. Con nhà cháu không chịu ăn một chút rau nào ạ. Như vậy có sao không? Cháu xin cám ơnTrả lời:Có bé mỗi bữa ăn 2 – 3 giẻ xương sườn lợn, đùi gà một lúc có thể ăn hết 2 cái, nhưng bảo cháu ăn rau thì không hề chạm đũa. Đúng là rau không ngon bằng thịt, cá. Vì vậy có những cha mẹ thấy hiện tượng này cũng cho là không sao, không cần uốn nắn. Có người cho rằng, uống viên vitamin c vào là có thể bổ sung chất vitamin c trong rau rồi, hoặc là ăn nhiều chút hoa quả cũng như nhau thôi. Điều này nói lên một số cha mẹ còn chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của rau trong ăn uống.Rau là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cho nhu cầu cơ thể, nhất là rau xanh, có chứa nhiều vitamin c và carotin. Cơ thể người hấp thu carotin rồi có thể chuyển hóa thành vitamin A. Trong rau có chứa tương đối nhiều chất khoáng, sau khi hấp thu vào cơ thể có thể chuyển hóa thành chất kiềm, có thể trung hòa chất axit sinh ra trong trao đổi chất, duy trì cân bằng axit, kiềm trong cơ thể. Trong rau có khá nhiều chất xơ, có thể thúc đẩy ruột nhu động, giữ cho đại tiện thông suốt, có tác dụng nhất định trong phòng ngừa bệnh ung thư ruột. Có một số rau có tác dụng đặc biệt, như hành, gừng, tỏi, hành tây đều có tác dụng diệt khuẩn phòng bệnh.Với những công dụng như vậy thì mẹ bé nên điều chỉnh dần thói quen ăn uống cho bé.Chúc hai mẹ con khỏeBs Nguyễn Thu Hồng – BV Sản HNBÀI LIÊN QUANGiải đáp về vắc-xin và tiêm chủng (P2)Acid Folic, yếu tố tạo hồng cầuCó thể chữa được lác không? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({}); Tweet Chưa có bình luận. Từ khóa:

Câu hỏi 18/02/2020 01:46
skv
Được trả lời bởi
Quản trị viên 01

Gần đây trên vai tôi nổi mụn nước có đường kính khoảng 1-2mm, tụ lại thành đám, đỏ ửng, đau rát, ngứa, 2 ngày sau tôi sốt 38 độ C.Có phải tôi bị giời leo không? Nên bôi thuốc gì cho khỏi? Mong bác sĩ cho lời khuyên.Thu Hoài (Hà Nội)Theo thư bạn mô tả rất có thể là dấu hiệu của bệnh “giời leo”. Bệnh này thực chất là một bệnh viêm da, có hiện tượng nổi mụn nước cấp tính, do virut varicella-zoster gây ra. Những nốt “giời leo” có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất là ở ngực, bụng, vai, lưng, cổ, mặt… Tổn thương của bệnh giời leo khiến người bệnh cảm thấy đau rát như bị trầy xước hay bỏng, ngứa râm ran như bị kim châm, hay nhạy cảm ở một vài vùng da. Sau đó khoảng 12 giờ đến vài ngày, người bệnh có thể bị sốt nhẹ 37,5-380 C, cảm giác đau mỏi toàn thân, trên da xuất hiện mảng da đỏ. Thời gian đầu của bệnh sẽ xuất hiện những mụn li ti, có đường kính 1-2mm mọc gần nhau sau đó lan rộng thành mảng lớn.Để điều trị bệnh giời leo, người bệnh phải áp dụng các biện pháp và dùng các loại thuốc như:Ngay sau khi xuất hiện đỏ và ngứa da, cần phải rửa bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý 0,9%, để loại bỏ các độc tố cũng như sát khuẩn. Không dùng xà phòng để rửa sẽ gây kích ứng da. Người bệnh không nên sờ tay vào chỗ sưng, da bị giời leo rồi sờ vào vùng da khác, dễ lây lan. Sau đó nên uống thuốc kháng virut (acyclovir), mục đích là tiêu diệt mầm bệnh là virut varicella-zoster gây ra. Bôi dung dịch có tác dụng làm mát, dịu da như kem kẽm, dung dịch jarish bôi, dalibour, xanh methylen, hồ nước. Khi có nhiễm khuẩn nên dùng các dung dịch sát khuẩn, mỡ kháng sinh (samicason, begendrem,…) hoặc bôi một trong các chế phẩm nhóm steroid như: pesancort, flucinar, gentrison, diproson, fobancort cho vùng da tổn thương khô. Nếu tổn thương có mủ trắng tức là đã bội nhiễm thì phải uống một đợt kháng sinh nhóm penicillin hoặc cephalosporin… Nếu có ngứa ngáy bứt rứt nên uống thuốc kháng histamin như cetirizin, loratadin, phenergan để giảm phù nề, ngứa rát. Việc dùng thuốc phải theo đúng chỉ định của bác sĩ, dùng đúng liều điều trị, không bỏ thuốc giữa chừng.Thông thường sau khoảng 2-3 tuần những mảng “giời leo” sẽ đỡ, các mụn nước xẹp dần. Nhưng nếu tình trạng bệnh quá nặng mà không có các loại thuốc hỗ trợ, thì những mảng giời leo có thể để lại những vết thâm hoặc sẹo.Trong trường hợp của bạn, nên đi khám chuyên khoa da liễu để được xác định đúng bệnh và có điều trị thích hợp. Tuyệt đối không bôi các thuốc dân gian theo mách bảo vào vết giời leo, khiến vết thương bội nhiễm sẽ rất khó chữa và để lại sẹo mất thẩm mỹ.DS. Lê TrangNguồn: SKĐSBÀI LIÊN QUANBắt bệnh qua những vị trí nổi mụn trên gương mặt bạnBệnh chàm liệu có khả năng chữa dứt điểm?6 bài thuốc hay từ cúc hoa vàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({}); Tweet Chưa có bình luận. Từ khóa:

Câu hỏi 18/02/2020 01:46
skv
Được trả lời bởi
Quản trị viên 01

Tôi rất thích ăn rau sống nhưng gần đây tôi đọc báo thấy nhiều loại rau nhiễm giun sán nếu ăn vào sẽ nhiễm bệnh. Nếu tôi rửa rau rồi ngâm với nước muối có đảm bảo? Xin bác sĩ tư vấn giúp.Nguyễn Hoài (Bình Định)Rau sống là món ăn rất tốt cho sức khỏe vì rau sống với đa dạng các loại rau gia vị cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng. Các vitamin trong rau sống được bảo toàn nguyên vẹn, ít bị hao hụt so với khi nấu chín có tác dụng làm ngon miệng, chống ngán khi ăn các món thịt, cá nhiều dầu, mỡ, hay các món rán, xào, nướng, quay….Kể cả sau 3 lần rửa sạch và rửa bằng nước rửa chuyên dụng, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn còn ở mức 51,9 – 82,6%.Tuy nhiên, có nhiều khuyến cáo cho rằng ăn rau sống có nguy cơ cao dẫn đến nhiễm ký sinh trùng. Nhất là rau sống không đảm bảo vệ sinh (tưới bón phân tươi, phân bắc chưa ủ kỹ, sử dụng thuốc trừ sâu không đúng quy định…) thì lại là món ăn mang theo mầm bệnh làm cho người ăn dễ bị viêm nhiễm đường tiêu hóa, bệnh giun sán, nhiễm độc thuốc trừ sâu cấp và mạn tính. Các loại ký sinh trùng phổ biến trong rau sống là: giun kim, giun móc, giun tóc, trứng giun đũa chó, sán lá gan, ký sinh trùng amip gây bệnh lỵ.Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 8 mẫu rau sống thường dùng cho thấy, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau là 92,3 – 100%. Kể cả sau 3 lần rửa sạch và rửa bằng nước rửa chuyên dụng, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn còn ở mức 51,9 – 82,6%. Vì vậy, để đảm bảo rau sạch cần nhặt sạch rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch, tốt nhất là rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu vẫn còn bám trên rau.Nên mua rau an toàn, có nguồn gốc rõ ràng để tránh bị ngộ độc do sử dụng các loại hóa chất trong nông nghiệp.Bác sĩ Phi YếnNguồn: SKĐSBÀI LIÊN QUAN5 công dụng tuyệt vời của su hào nếu ăn nhiều trong mùa đông4 điều các bà nội trợ phải tránh khi nấu ăn để tránh biến thức ăn thành “chất độc”Ấn, massage vào 4 điểm này trên cơ thể, bạn sẽ nhanh chóng giảm cân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({}); Tweet Chưa có bình luận. Từ khóa:

Câu hỏi 18/02/2020 01:46
skv
Được trả lời bởi
Quản trị viên 01

Tôi 50 tuổi, vừa đi khám siêu âm tuyến giáp (eo giáp có nhân, giới hạn không rõ, kích thước 11x7mm). Chọc hút nhân nghi ngờ Carcinom dạng nhú.Vậy xin bác sĩ tư vấn bệnh của tôi có nguy hiểm không và cách chữa trị. Tôi xin cảm ơn.Phạm Thị Lan Anh (Hà Nội)Về cấu trúc tuyến giáp gồm có thùy trái, thùy phải và ở giữa là eo giáp. Ung thư giáp là ung thư tuyến nội tiết thường gặp nhất và đa dạng. Đa số ung thư dạng biểu mô biệt hóa, tiến triển âm thầm, giai đoạn ẩn bệnh kéo dài, điều trị bao gồm phẫu thuật, xạ trị liệu và hóa trị liệu. Chẩn đoán ngoài lâm sàng cần làm siêu âm và giải phẫu bệnh để xác minh dạng ung thư giáp. Đa số người bệnh ung thư tuyến giáp thể biệt hóa có tiên lượng tốt nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, tích cực. Theo kết quả siêu âm thì chị có bướu nhân tuyến giáp ở vùng eo, cũng đã chọc hút tế bào nhân giáp bằng kim nhỏ nghi ngờ tổn thương ác tính dạng nhú. Trong tình huống như vậy khuyến cáo của các hiệp hội về tuyến giáp trên thế giới cũng khuyên bệnh nhân nên phẫu thuật. Sau phẫu thuật bác sĩ sẽ gửi nhân giáp đi làm giải phẫu bệnh lại. Có hai tình huống có thể gặp: Nếu nhân giáp lành tính thì tiếp tục điều trị nội khoa sau mổ để bù hormon giáp. Nếu nhân giáp ác tính thì sẽ có kế hoạch điều trị xạ trị bổ sung trong một số trường hợp và uống bù hormon giáp suốt đời. Hiện nay, phẫu thuật giáp bằng nội soi có nhiều ưu điểm nhất là về mặt thẩm mỹ đã không để lại sẹo vùng cổ như mổ mở trước đây. Vì vậy, chị nên đến gặp bác sĩ chuyên về phẫu thuật tuyến giáp để được tư vấn phẫu thuật và theo dõi tiếp tục sau đó. Rất may, hiện nay ung thư tuyến giáp là bệnh có thể điều trị khỏi và dạng ung thư nhú có tiên lượng tốt hơn dạng ung thư nang.BS. Trần Kim Anh Nguồn: SKĐSBÀI LIÊN QUANCẩm nang giảm eo tại nhà cho các chị em sau sinh9 triệu chứng của bệnh thận bạn nhất định không được bỏ quaĐánh giá các mức độ đau trên bệnh nhân ung thư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({}); Tweet Chưa có bình luận. Từ khóa: