Tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi

166lượt xem

2 năm trước

 

SKĐS - Tiểu không kiểm soát là vấn đề thường gặp ở người có tuổi. Do tuổi cao, sức khỏe giảm sút, các chức năng thường bị suy giảm nên tiểu tiện không tự chủ, do bàng quang không kiểm soát được các hoạt động. 

arfAsync.push("krlutq8c"); 

Làm gì khi bị tiểu không kiểm soát? Làm gì khi bị tiểu không kiểm soát?

SKĐS - Tiểu không kiểm soát thường gặp và gây khó chịu ở người cao tuổi. Tỉ lệ mắc tăng theo tuổi và tăng theo mức độ suy yếu cơ thể.

Ở phương Tây, tại cộng đồng, tỷ lệ mắc chứng tiểu không kiểm soát vào khoảng 35% phụ nữ lớn tuổi và 22% nam giới lớn tuổi, tỷ lệ bệnh tăng cao ở các nhà dưỡng lão có thể lên đến 60%. Ở Việt Nam chưa có số liệu chính thức về chứng bệnh này.

Chứng tiểu không kiểm soát thay đổi theo mức độ nghiêm trọng, từ hiện tượng xì nước tiểu khi có gia tăng áp lực ổ bụng khi gắng sức, khi ho… tới mức độ són tiểu liên tục, đến nặng hơn là tiểu không kiểm soát có kèm theo đại tiện không tự chủ.

Tiểu không kiểm soát ảnh hưởng đến sức khỏe, tạo sự tự ti mặc cảm hạn chế giao tiếp xã hội, nặng hơn gây rối loạn tâm thần, hạnh phúc của bệnh nhân.

Nguyên nhân tiểu không kiểm soát

Tiểu không kiểm soát hay còn gọi là tiểu tiện không tự chủ được, là rò rỉ nước tiểu không tự chủ gây khó chịu. Tiểu không kiểm soát là một dấu hiệu hay triệu chứng của rối loạn chức năng đường tiểu chứ không phải là một bệnh.

Tiểu không kiểm soát là vấn đề thường gặp, tỷ lệ mắc tăng theo tuổi và tăng theo mức độ suy yếu cơ thể và nữ nhiều hơn nam.

Chứng tiểu không kiểm soát có nhiều nguyên nhân tại bàng quang, tại cơ thắt hoặc từ sự bất đồng vận bàng quang cơ thắt hoặc từ căn nguyên thần kinh. Hậu quả thực thể của chứng tiểu không kiểm soát là nguy cơ nhiễm khuẩn niệu ngược dòng, nếu không ngăn chặn sẽ gây nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn mủ thận, gây suy thận và tăng huyết áp.

photo-1635244298533

Tiểu không kiểm soát là vấn đề thường gặp ở người có tuổi

Dấu hiệu và phân loại tiểu không kiểm soát

Có nhiều cách phân loại khác nhau: Tiểu không kiểm soát theo quãng thời gian biểu hiện triệu chứng, theo truyền thống dựa trên các triệu chứng lâm sàng, theo sinh lý bệnh.

Phân loại theo triệu chứng lâm sàng thì tiểu không kiểm soát có những loại hình sau:

Tiểu không kiểm soát do gắng sức: Là sự thoát nước tiểu không tự chủ khi gắng sức mà không do sự co bóp bàng quang. Thường gặp ở nữ nhiều hơn nam, xảy ra khi bệnh nhân có hoạt động gắng sức như ho, hắt hơi, rặn, cười, khiêng vật nặng… lượng nước tiểu thường thoát ra ít. Mức độ coi là bệnh lý được định nghĩa thường xảy ra nhiều hơn 2 lần mỗi tháng. Hay gặp ở phụ nữ béo phì, sinh đẻ nhiều lần, mãn kinh… Ở nam giới thường gặp sau phẫu thuật tuyến tiền liệt, nhất là cắt bỏ tuyến tiền liệt tận gốc.

Tiểu không kiểm soát gấp (đái vãi): Là thoát nước tiểu kết hợp với tình trạng tiểu gấp, bệnh nhân chưa kịp ra nhà vệ sinh thì đã vãi nước tiểu. Thường do suy yếu chức năng lưu giữ nước tiểu của bàng quang. Hay gặp khi thời tiết lạnh, rối loạn tinh thần. Ở nam giới tiểu không kiểm soát gấp có thể là biểu hiện tắc nghẽn dòng tiểu, bất ổn định chức năng lưu giữ nước tiểu của bàng quang vô căn, bệnh lý thần kinh, xạ trị vùng tiểu khung.

Tiểu không kiểm soát tràn đầy (đái rỉ): Nguyên nhân do ứ đọng nước tiểu mạn tính, bệnh nhân són tiểu từng đợt và không bao giờ đi tiểu bình thường. Hay gặp ở bệnh nhân suy yếu co bóp bàng quang hoặc tắc nghẽn đường ra của bàng quang, nhất là nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt chèn ép đường ra cổ bàng quang, ở nữ có thể do sa tử cung hoặc do táo bón.

Tiểu không kiểm soát hoàn toàn (đái rỉ liên tục): Đái rỉ thường xuyên cả ngày lẫn đêm. Nguyên nhân có thể thấy trong rối loạn chức năng bàng quang do bệnh lý thần kinh: Tổn thương tủy sống, đột quỵ, tổn thương thần kinh ngoại biên, sau cắt bỏ tuyến tiền liệt tận gốc ở nam giới.

Tiểu không kiểm soát chức năng: Các cơ quan hệ tiết niệu bình thường nhưng bệnh nhân do rối loạn tâm thần hay sa sút trí tuệ nên không quan tâm đến các quy tắc xã hội về thời gian, địa điểm đi tiểu.

photo-1635244300290

Cần phải khám tổng thể để xác định nguyên nhân và phân loại tiểu không kiểm soát.

Chẩn đoán xác định tiểu không kiểm soát

Sau khi khai thác bệnh sử, các bác sĩ sẽ lập thời khóa biểu trong 3 đến 7 ngày, trong đó người bệnh ghi lại thời gian, tần suất đi tiểu, lượng nước tiểu ban ngày, lượng nước tiểu ban đêm, lượng nước tiểu trong ngày, lượng nước và loại đồ uống bệnh nhân dùng, mức độ tiểu không kiểm soát, có tiểu không kiểm soát khi ho hay không, sẽ cho nhiều thông số quan trọng giúp cho việc chẩn đoán tiểu không kiểm soát.

Từ đó, các bác sĩ sẽ khám tổng thể để cố gắng xác định nguyên nhân và phân loại tiểu không kiểm soát. Khám bụng, thần kinh, tâm thần, khả năng di chuyển. Nam giới nên khám trực tràng và tuyến tiền liệt. Nữ giới khám phụ khoa, khám vùng chậu và khám trực tràng bằng hai tay. Trong khi khám cần làm thêm test ho, bệnh nhân ở tư thế đứng, bàng quang đầy, yêu cầu bệnh nhân ho một tiếng để xác định tiểu không kiểm soát gắng sức.

Trong đa số trường hợp hỏi bệnh và khám lâm sàng là đủ để chẩn đoán bệnh. Ngoài ra, có thể các bác sĩ sẽ yêu cầu làm các xét nghiệm như: Xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm đặc biệt: Xét nghiệm tã lót, đo nước tiểu tồn dư sau đái, soi bàng quang…

photo-1635244301160

Tập thể dục và các bài tập Kegel sẽ giúp cải thiện chứng tiểu không kiểm soát.

Điều trị tiểu không kiểm soát

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân và phân loại có các phương pháp điều trị khác nhau. Trong đó cần xem xét một cách cẩn thận các nguyên nhân gây tiểu không kiểm soát tạm thời để giải quyết một cách dứt điểm tình trạng tiểu không kiểm soát này.

Điều trị bảo tồn

Bài tập trị chứng tiểu không kiểm soát

Làm gì khi bị tiểu không kiểm soát?

- Điều chỉnh các bệnh lý nền gây ra tiểu không kiểm soát:người cao tuổi nhiều bệnh lý nền có thể gây ra tình trạng tiểu không kiểm soát hoặc làm bệnh nặng lên (nguyên nhân là do các bệnh lý nền gây ra tình trạng đa niệu, tiểu đêm, tăng áp lực ổ bụng và rối loạn hệ thần kinh trung ương), các bệnh lý nền ảnh hưởng đến tiểu không kiểm soát gồm: Suy tim, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, rối loạn thần kinh, đột quỵ, sa sút tâm thần, đa xơ cứng, rối loạn nhận thức, rối loạn giấc ngủ (hội chứng ngừng thở khi ngủ). Điều trị các bệnh lý nền này có thể điều trị khỏi hoặc cải thiện tình trạng tiểu không kiểm soát.

- Điều chỉnh việc sử dụng các thuốc có thể gây ra tiểu không kiểm soát: Các thuốc chẹn Alpha, các thuốc tác động thần kinh trung ương, các thuốc lợi tiểu mạnh…

- Sử dụng các miếng thấm (băng tã), chụp tiểu bao quy đầu ở nam giới, nón chụp âm hộ ở nữ giới để hứng nước tiểu, hoặc đặt xông tiểu (cách quãng hoặc liên tục): Có thể thích hợp với một số bệnh nhân giúp ngăn chặn tiểu không kiểm soát, tuy nhiên phải được các nhân viên chăm sóc sức khoẻ chuyên nghiệp thực hiện, đó chỉ là điều trị tình thế, không phải điều trị đặc hiệu và tương đối đắt tiền. Không nên thực hiện ở bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tiết niệu, kích thích bàng quang, sỏi bàng quang…

Thay đổi lối sống

- Không dùng các đồ uống có caffein: Vì cà phê có thể gây kích thích hệ thần kinh trung ương, lợi tiểu, giãn cơ thắt niệu đạo dễ gây tiểu gấp và tiểu nhiểu lần.

- Tập thể dục và các bài tập Kegel (tập co thắt lặp đi lặp lại các cơ vùng tầng sinh môn): Tập thể dục giúp giảm cân nặng, giảm tình trạng thừa cân béo phì, bài tập Kegel làm săn chắc cơ vùng tầng sinh môn giúp cải thiện chứng tiểu không kiểm soát.

- Kiểm soát lượng nước đưa vào (nước và các loại dịch truyền): Thường khuyên bệnh nhân dùng khoảng 1500ml/ngày, hạn chế nước buổi tối.

- Bỏ thuốc lá.

Tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi - Ảnh 6.

Người cao tuổi nhiều bệnh lý nền có thể gây ra tình trạng tiểu không kiểm soát

Luyện tập bàng quang và thói quen đi tiểu

Theo chế độ tránh đi tiểu ngay lập tức, lập kế hoạch đưa bệnh nhân vào nhà vệ sinh theo giờ (ban ngày 2h/1 lần, ban đêm 4h/1 lần) có thể cải thiện triệu chứng sau vài tháng, phương pháp này có thể phù hợp với bệnh nhân tiểu không kiểm soát gấp và tiểu không kiểm soát hỗn hợp (bệnh nhân phải có chức năng nhận thức còn tốt và có động lực phấn đấu điều trị).

Các can thiệp không xâm lấn

- Kích thích điện học bằng các điện cực bề mặt tại tầng sinh môn, da vùng xương mu, thành âm đạo, có thể cải thiện chứng tiểu không kiểm soát.

- Sử dụng các xung từ tại vùng tầng sinh môn và xương cùng: Có thể cải thiện chứng tiểu không kiểm soát.

- Kích thích thần kinh chày sau bằng kim xung điện cắm dưới da tại vị trí trên mắt cá chân: Giúp kích thích trung tâm phản xạ cùng của tủy sống, có thể cải thiện chứng tiểu không kiểm soát ở một số bệnh nhân.

- Kích thích bằng xung từ trường tại vùng tầng sinh môn và xương cùng: Có thể có hiệu quả ở trên bệnh nhân tiểu không kiểm soát gắng sức và tiểu không kiểm soát gấp.

- Ngoài ra, sử dụng thuốc như: Thuốc kháng hệ Muscarinic (kháng Cholinergic). Thuốc đồng vận Adrenergic. Bổ sung Estrogens… 

Nếu tình trạng không cải thiện các bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật. Thông thường được chỉ định khi các bước điều trị bảo tồn, dùng thuốc không hiệu quả.

 

Báo sức khỏe & đời sống

166lượt xem

Tính chỉ số BSA

Sử dụng công cụ này để tính tổng diện tích bề mặt cơ thể của 1 người tính trên m2 da

Bạn cao bao nhiêu? (cm)

Cân nặng của bạn? (kg)